Văn bản  |  Album ảnh  
VIDEO CLIPS
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0383.844572

Văn phòng - 0383.844572
Hôm nay: 97  - Tất cả: 3,930,262
 
 
SẮT SON NIỀM TIN VỚI ĐẢNG | TUỔI TRẺ VỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Bản in
 
Bài học lớn qua từng câu chuyện về Bác
Tin đăng ngày:09/7/2021 - Xem: 251
 

Chị kể, một lần chị ghé vào một nhà sách, chợt thấy cuốn “Bác về” của nhà văn Sơn Tùng (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn - năm 2005). Mới lật ít trang trong cuốn sách mỏng chưa đầy 140 trang ấy, chị đã bị cuốn hút bởi những tình tiết trong các câu chuyện kể về Bác Hồ. Mua sách về, chị mê mải đọc. Đặc biệt đến đoạn nhà văn kể lại câu chuyện Bác gặp chị gái – bà Nguyễn Thị Thanh – vào cuối năm 1946, chị đọc và cứ trầm ngâm suy nghĩ mãi. Bác đúng là một vĩ nhân nhưng sao không xa cách mà rất gần gũi với con người. Còn bà Thanh, chị của Bác, cũng là một nữ chiến sĩ cách mạng, nhưng suy nghĩ, tình cảm cũng thật gần gũi với bao phụ nữ khác. Bà cũng chạnh lòng, giận dỗi khi lặn lội, mang cặp vịt từ quê ra thăm em, nhưng vì Bác đang bận việc công, chưa sắp xếp để gặp chị ngay được, mà qua người thư ký nói lại để bà trở về nhà ông giáo Đặng, buổi trưa chị em mới có thể gặp nhau. Không xúc động sao được khi đọc đến đoạn bà đay đả: “Ông lên nói với ông Hồ, tôi không ngờ đứa em trai Nguyễn Tất Thành của tôi 40 năm về trước hiếu với cha mẹ, thảo hiền với chị, với anh, kính thầy yêu bạn, vậy mà… bây giờ là ông Chủ tịch nước mà em tôi đã thay đổi, đã “quan dân lễ cách” ngay cả với chị gái của mình. Hẹn gặp chị chỗ khác, gặp chị rách rưới ở nơi quyền cao chức trọng này xấu hổ cho em chăng?”… Còn Bác Hồ, buổi trưa về gặp chị, thấy chị vẫn hờn giận đã đến gần, lấy hai bàn tay áp lên vai chị mà năn nỉ: “Chị ơi, chị nỡ nào dỗi với em…”

Đọc đi, đọc lại cuốn sách, chị càng thấm thía rằng Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng không phải là một vị thánh, mà Bác thật gần gũi với đời thường. Bác có tình cảm gia đình như mọi con người trong cuộc đời thường nhật. Có điều, ở Bác đó là đức độ, sự hy sinh cao cả khi Người đặt công việc chung, lo cho nước, cho dân lên trên tình cảm riêng tư ... Bản thân đọc sách và nghe những câu chuyện khác về Bác tại các Hội thi chị càng tâm đắc: Muốn học tập được tư tưởng và đạo đức của Bác thì trong cuộc sống và trong công việc cần phải biết ưu tiên cho tập thể, cho công việc chung, khi cần thiết phải biết hy sinh quyền lợi riêng của mình để đạt được lợi ích chung…

Chị Nguyễn Thị Kim Khánh, quê Hà Tĩnh, bố chị là một giáo viên dạy văn. Chị sinh năm 1972, khi Bác Hồ không còn nữa, nhưng hình ảnh cao quý và thiêng liêng của Bác đã in đậm trong tâm trí chị từ tuổi ấu thơ, qua lời mẹ hát ru và những mẩu chuyện về Bác Hồ do cha kể theo chị đi vào giấc ngủ. Qua giáo dục của nhà trường và gia đình, chị càng hướng về Bác với những tình cảm sâu sắc và thiêng liêng nhất... Năm 2005, trong cuộc thi văn nghệ của Đảng bộ, chị chọn thể hiện bài “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ Trần Hoàn. Thương quý Bác biết chừng nào, khi trước lúc Người ra đi, muốn nghe một câu hò Huế, một câu hò xứ Nghệ… mà không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, mà xung quanh vẫn lặng như tờ… Chị hát say sưa và như hóa thân vào lời ca. Khi hát đến đoạn: “… Lần thứ ba, Bác vẫy gọi xung quanh. Bác muốn nghe một đôi làn quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ, bước vào, gần Bác. Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở, tái tê rằng: "Người ơi, người ở đừng về..." chị không sao cầm lòng, lời ca như bật lên trong nước mắt, khán giả ngồi nghe cũng rưng rưng…

Với tình cảm và nhận thức sâu sắc về Bác, năm 2007, khi được chi bộ phân công tham gia hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng uỷ T26 tổ chức, chị Khánh đã đọc rất nhiều mẩu chuyện, nhiều tài liệu và cuối cùng chị chọn cho mình đề tài “Bác Hồ với tình yêu thương bao la” với câu chuyện kể “Bác Hồ gặp chị gái”. Chị không chỉ kể và phân tích bằng tình cảm chân thực của mình mà còn liên hệ, suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện của bản thân và đơn vị trong thực tế công việc cơ quan, nơi cư trú với tư cách một đảng viên, một Bí thư chi bộ, giám đốc một đơn vị. Đọc, nghe và tham gia nhiều cấp hội thi kể chuyện về Bác, chị thấy mình ngày càng trưởng thành hơn, tự tin hơn, muốn cống hiến cho đơn vị nhiều hơn. Chị đã đoạt hai giải Nhất tại Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do hai Đảng ủy T26 và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức, giải Nhì tại hội thi do Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương và giải Ba tại hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại vòng sơ khảo toàn quốc khu vực V ở Vũng Tàu do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức… Chị cũng hiểu rằng cái được lớn nhất qua hội thi không phải là những giải thưởng hay những tràng pháo tay khích lệ của khán giả mà là chị đã được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động về Bác, tạo sự chuyển biến tích cực trong chị về nhận thức qua từng bài kể “Thời gian quý báu lắm”, “Từ đôi dép đến chiếc ôtô”, “Bác không phải là vua đâu”, “Chữ quan liêu”... Mỗi câu chuyện là một bài học mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc, ai ai cũng có thể tự soi mình học tập và làm theo để ngày càng hoàn thiện hơn, tốt hơn, tránh được thói hư, tật xấu, nhất là trong giai đoạn đất nước đang hội nhập kinh tế thế giới, mặt trái của kinh tế thị trường đang có những ảnh hưởng đối với cán bộ, đảng viên.

Những câu chuyện về Bác đã thấm sâu trong chị, nhắc nhở chị trong mỗi công việc hằng ngày. Có khi đó chỉ là những chuyện rất nhỏ về ý thức tiết kiệm như nhớ tắt bóng điện trước khi ra khỏi phòng hoặc chọn lựa giữa đi bộ và vào thang máy khi chỉ một mình bước vào cầu thang rộng mà chỉ cần lên xuống một tầng nhà. Từ năm 2008, được tập thể tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ Nhà khách, chị luôn quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên trong chi bộ, xây dựng tấm gương điển hình tiên tiến nhằm tác động giáo dục, động viên mọi người trong đơn vị học tập, làm theo.

Thông qua đợt học tập tư tưởng và đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, chi bộ Nhà Khách đã cùng toàn Đảng bộ hưởng ứng phong trào “Thực hành tiết kiệm chống lãng phi”. Trong sinh hoạt hàng tháng, tổ kiểm tra giám sát báo cáo trước chi bộ việc thực hiện phong trào “Thực hành tiết kiệm”, dần dần từ bắt buộc đến tự giác của từng cá nhân trong việc thực hiện tiết kiệm nhất là tiết kiệm điện, nước, điện thoại công cộng. Chi bộ chỉ đạo Công đoàn bộ phận, Chi đoàn thanh niên tham gia các hoạt động lớn theo chương trình kế hoạch cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do cơ quan tổ chức; mở các hội thi: “Nét đẹp công sở”, “Theo chân Bác”, “Làm theo lời Bác”… động viên cán bộ, công nhân viên và đoàn viên thanh niên thực hiện nghiêm túc qui chế văn hóa công sở, có lối sống lành mạnh, ứng xử có văn hóa, tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức và việc làm. Nhà khách T26 cũng nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, phục vụ tốt các đoàn khách Trung ương, được nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và khách hàng khen ngợi từ khâu đón tiếp đến các bữa ăn hợp khẩu vị đối với các đoàn khách Bắc, Trung, Nam. Nhà khách cũng nhận được nhiều thư cảm ơn của khách hàng về thái độ phục vụ, thói quen trả lại những vật dụng mà khách bỏ quên (trong đó có cả khách nước ngoài). Bản thân chị Khánh cũng luôn có nhiều sáng kiến, chủ động, sáng tạo, tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả công việc ngày. Trong bốn năm từ 2007 đến 2010, doanh số của đơn vị năm sau bao giờ cũng cao hơn từ 5% đến 33% so với năm trước.

Với những thành tích nổi bật, chị Nguyễn Thị Kim Khánh vinh dự là một trong 500 Bí thư chi bộ tiểu biểu được Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương vinh danh ngày 10/4 tới. Chị tâm sự sẽ tiếp tục sưu tầm thêm những câu chuyện về Bác để có dịp kể cho mọi người cùng nghe, vì chị nghĩ rằng Học tập tư tưởng và đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc sinh hoạt chính trị tư tưởng quan trọng và thiết thực, bởi giá trị, bài học lớn qua từng câu chuyện nhỏ cứ đi vào lòng người thật nhẹ nhàng và lắng đọng./.

Theo Tuyengiao.vn

 
Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh khác:
Thành đoàn Vinh: Tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (3/6/2023)
Thành đoàn Vinh : Đa dạng hóa các phương thức đối thoại giữa thanh niên với lãnh đạo địa phương (05/11/2022)
TP Vinh: 100% cán bộ Đoàn chuyên trách học tập lý luận chính trị hằng năm (25/10/2022)
Chiếc áo ấm Bài học về sự chăm lo của Bác Hồ (25/10/2022)
Bác Hồ niềm tự hào về Đảng (17/10/2022)
Bác Hồ tự học (10/10/2022)
"Đường Đời Là Một Chiếc Thang Không Có Nấc Chót; Học Tập Là Một Quyển Vở Không Có Trang Cuối Cùng" (03/10/2022)
Bác Hồ làm báo trên đất Pháp (26/09/2022)
Tuyên ngôn độc lập và Nhà nước pháp quyền (19/09/2022)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Quốc hội nêu cao vai trò, trách nhiệm chăm lo công tác xây dựng văn hóa, con người Việt Nam (12/09/2022)
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh (08/09/2022)
Người lãnh đạo và bài học tu dưỡng, tránh cám dỗ (01/09/2022)
Hồ Chí Minh-Nguồn cảm hứng bất tận về cách mạng và văn hóa của nhân loại (23/08/2022)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguồn sức mạnh truyền cảm hứng (15/08/2022)
Thế giới ngợi ca Người – Danh nhân Hồ Chí Minh (08/08/2022)
     
 
Thành đoàn Thành phố Vinh
Địa chỉ: Số 25 – Lê Mao – TP. Vinh – Nghệ An
Điện thoại: 02383.598346
Email: thanhdoanvinh@gmail.com - Website: http://thanhdoanvinh.gov.vn
 
Facebook chat