|
|
|
Bác Hồ với thế hệ trẻ
Làm thư ký cho Bác đã hai mươi bốn năm, có bao giờ anh thấy Bác tự cho mình là một "ông già" không? Và Bác đã làm gì để chống lại tâm lý "ông già" ấy?
Như tất cả các cụ già Việt Nam, Bác cũng muốn có cái thú vui bình dị của tuổi già như Bác đã thể hiện trong thơ: Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau. Nhưng ở Bác, tôi không bao giờ thấy bộc lộ tâm lý mệt mỏi của một "ông già". Chắc đồng chí còn nhớ bài thơ của Bác:
Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,
Tiến bước, ta cùng con em ta!
Xuất xứ của bài thơ là thế này. Sáng 20 tháng 5 năm 1968, Bác dậy sớm hơn để chuẩn bị 6 giờ 15 tới dự kỳ họp khai mạc của Quốc hội. Vào hội trường, với tư thế trẻ trung và hóm hỉnh, Bác nói: Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi như trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thì tôi thấy già đi. Vì vậy tôi có bài thơ này: "Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm...". Cả hội trường sôi động hẳn lên. Các đại biểu Quốc hội ai cũng cảm thấy cùng trẻ lại với Bác. |
|
|
Đường Hồ Chí Minh trên biển – Con đường huyền thoại
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuyến chi viện quân sự chiến lược trên biển mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con đường huyền thoại của dân tộc, con đường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Cùng với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển đã kết nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, vận chuyển kịp thời, hiệu quả vũ khí và lực lượng, góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa Xuân 1975. |
|
|
Học và làm theo Bác để trở thành người đầy tớ của dân
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tinh thần làm việc và trách nhiệm của “người đầy tớ”/"công bộc" trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đi đúng đường lối quần chúng, “từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, thể hiện ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, hiểu dân, học hỏi kinh nghiệm từ nhân dân để hoàn thành trọng trách được giao phó. |
|
|
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGÀY NÀY NĂM XƯA: THÁNG 10
“Thương dân, trọng dân và tốt với dân”.
Ngày 01-10-1945, đến dự và phát biểu tại lễ bế giảng Khóa 4, Trường Quân chính Việt Nam, Bác căn dặn: “Sau đây ra nhận việc, các anh em sẽ phải vừa làm vừa học, nghiên cứu không những trong sách vở mà ngay trong những công tác của mình… Vậy cần phải nhớ đến những đức tính mà đã là cán bộ cần phải có: 1) Không tự kiêu, không có cái bệnh làm “quan cách mạng”. 2) Phải siêng năng: Siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm. 3) Cầu tiến bộ luôn luôn, không lúc nào ngừng nghiên cứu, tự luyện, sửa chữa những khuyết điểm. 4) Trung thành với mục đích cách mạng: Giữ cho nước nhà được độc lập, nòi giống được tự do”1. |
|
|
Về học và làm theo Bác
Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dễ hay khó, như thế nào cho hiệu quả? Trả lời được câu hỏi này, mới có thể nhận thức đúng và có hành động đúng, không rơi vào sự giáo điều, máy móc, dẫn đến mất phương hướng trong chỉ đạo, và trong thực hiện học tập và làm theo Bác. |
|
|
"Đường Đời Là Một Chiếc Thang Không Có Nấc Chót; Học Tập Là Một Quyển Vở Không Có Trang Cuối Cùng"
Tấm gương tự học tập của Bác không chỉ làm xúc động người dân Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế; tự học mà Bác đã trở thành vĩ nhân, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Chúng ta học Bác từ nghị lực phi thường, nhưng sâu xa hơn của việc học tập suốt đời của Bác là mục đích và động cơ. Với Bác, học là để làm việc, học để làm người, học để phục vụ giai cấp, phục vụ dân tộc và nhân loại, chính vì vậy chúng ta học Bác không chỉ học trí tuệ mà học cả về đạo đức, bởi đạo đức là một sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và đạt đến một đích. |
|
|
Câu chuyện: "NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG CỦA BÁC HỒ"
Ngày 17/8/1969, sức khỏe của Bác đã suy giảm, nhưng Người vẫn lên xuống nhà sàn làm việc và nghe báo cáo tình hình. Theo đề nghị của bác sĩ, ngày 18/8, Bác được chuyển xuống ở và làm việc tại ngôi nhà A67. Ngôi nhà này chỉ cách nhà sàn của Bác vài chục bước chân, tiện cho việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe của Người. |
|
|
Đọc và suy ngẫm Thư gửi cho học sinh của Bác Hồ
Ngày 5-9-1945 - ba ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Người viết Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên (1945 - 1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bức thư này của Hồ Chủ tịch là một tư liệu lịch sử vô cùng quý báu không chỉ của ngành Giáo dục – Đào tạo, mà còn của Đảng, Nhà nước và toàn dân ta. Bức thư là tâm huyết của Bác Hồ đối với học sinh, sinh viên cả nước (trong thư này, khái niệm “học sinh” bao gồm cả sinh viên), thể hiện muôn vàn tình thân yêu, niềm tin và hy vọng của Người đối với thế hệ trẻ trong việc rèn luyện đạo đức, gắng công học tập để trở thành những công dân hữu ích, phấn đấu đưa nước nhà tiến tới văn minh, giàu mạnh. |
|
|
Nhớ về Bác trong ngày tết Độc Lập
Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. |
|
|
Từ Cách mạng tháng tám đến quốc khánh 2.9: Trái tim tuổi trẻ anh hùng
Có một thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước và dấn thân trong mùa thu Cách mạng tháng Tám 1945. Họ có nhiều hoàn cảnh riêng khác nhau nhưng tất cả đều chung lòng nhiệt huyết yêu nước, cùng hăng hái muốn hành động, muốn làm những việc ích nước lợi dân khi đất nước đang có những chuyển biến sôi động. |
|
|
« Trước «
10
11
12
13
14
15
16
17
18
|
|
|
|
|
|