Văn bản  |  Album ảnh  
VIDEO CLIPS
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0383.844572

Văn phòng - 0383.844572
Hôm nay: 453  - Tất cả: 3,897,112
 
 
SẮT SON NIỀM TIN VỚI ĐẢNG | TUỔI TRẺ VỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Bản in
 
THẤM NHUẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Tin đăng ngày:08/02/2022 - Xem: 126
 

Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã tập hợp những người con ưu tú của tất cả các dân tộc dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, chiến đấu hy sinh ròng rã 15 năm để làm nên cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, đưa các dân tộc anh em, từ thân phận nô lệ thành người làm chủ đất nước độc lập, tự do. Trong những ngày nền dân chủ cộng hoà còn trong trứng nước, thù trong, giặc ngoài vây hãm ráo riết, nhưng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẩn trương chỉ đạo xây dựng Hiến pháp để bảo đảm quyền bình đẳng, sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiến pháp năm 18946 khẳng định rằng: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1). “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8). Có thể nói với Hiến pháp năm 1946, quan điểm đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể chế hoá bằng đạo luật cơ bản. Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt áp bức chia rẽ các dân tộc đều bị nghiêm cấm. Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết phát triển văn hoá của mình” (Điều 3). Năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “CNXH, nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng” (Hồ Chí Minh toàn tập, T10, tràng 317). Tiếp đó là các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung các điều khoản khác nhau, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc, bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển là nhất quán và càng được bổ sung, hoàn thiện trong công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, ngày 19-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xơ đăng hay Ba Na và các dân tộc thiếu số khác đều là con cháu Việt Nam , đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Chúng ta phải thương yêu nhau, kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta... Sông có thể cạn, núi có thể nòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt” (Hồ Chí Minh toàn tập, T4, trang 217). Bức thư của Người phản ánh sinh động toàn bộ đường lối, chính sách dân tộc của Đảng ta từ năm 1946 đến nay. Nhờ đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh dời núi lấp biển của các dân tộc giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến oanh liệt, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân mới và cũ, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên CNXH. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam chẳng những được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật mà còn được thực thi trong cuộc sống.

Do điều kiện lịch sử để lại, đồng bào các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều là do địa bàn cư trú, nơi làm ăn sinh sống có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như nắng hạn, lũ lụt, địa hình hiểm trở. TÌnh trạng du canh, du cư diễn biến phức tạp. Vào năm 1961, Bác Hồ căn dặn bốn điều: một số tỉnh miền xuôi có hàng nghìn người lên mở mang xây dựng miền ngược, cho nên phải làm sao giải thích cho đồng bào các dân tộc địa phương hiểu và đoàn kết tốt; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi, nhưng không bao biện làm thay; làm cho đời sống ngày càng khá hơn cả về vật chất và tinh thần. Người còn dặn: “Nước ta có nhiều dân tộc, đấy là điểm tốt. Mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng, có khi hai dân tộc có một tiếng nói. Cán bộ đi làm việc ở chổ nào phải học tiếng ở đấy”. (Hồ Chí Minh toàn tập, T11, trang 137). Mong muốn của Người đến hôm nay còn nóng hổi tính thời sự đối với cán bộ làm công tác dân tộc.

Kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước ta trong thời chiến cũng như thời bình, nhất là trong thời kỳ đổi mới đều có các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình đó được xây dựng với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội rất cụ thể và được coi là những chỉ tiêu trọng yếu của năm kế hoạch. Sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển được bảo đảm bằng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Đất nước tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo gần 20 năm qua, 54 dân tộc anh em đã thu được thành tựu rất quan trọng. Kinh tế phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, tạo điều kiện thuận lợi và cho phép chúng ta tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vngf miền núi, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và đạt được những thành tựu cơ bản đáng khích lệ: tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 4 - 5% /năm, mức lưu chuyển hàng hoá tăng từ 15 đến 20% / năm. Nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội miền núi được thực hiện trong những năm qua làm cho bức tranh toàn cảnh về đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều điểm sáng rất lấp lánh với 97,42% số xã có đường ô tô đến tận trung tâm, 98% số huyện, 64% số xã miền núi có điện lưới quốc gia, hơn 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng điện, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành đến các cụm xã; 93% số xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trạm y tế chăm sóc sức khoẻ đồng bào. Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về công tác dân tộc khẳng định: “Nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và các vùng dân tộc từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình dự án, đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt, Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt được kết quả to lớn. Mặt bằng dân trí được nâng lên”. Thành quả to lớn đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp. Mặt khác, thành tựu đó còn thể hiện sinh động đường lối của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội  ở tất cả các vùng, miền, đối với từng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc.

Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, Nghị quyết trung ương 7 về công tác dân tộc chỉ rõ những hạn chế, yếu kém về công tác dân tộc. Kinh tế ở miền núi và các vùng dân tộc còn chậm phát triển, tỷ lệ đói nghèo hiện còn cao so với bình quân chung của cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng, hệ thống chính trị còn yếu, một số nơi tôn giáo phát triển không bình thường. Nghị quyết đẳh vấn đề dân tộc và công tác dân tộc một cách toàn diện, tổng thể, vừa xác định những quan điểm cơ bản, vừa nêu những mục tiêu từ nay đến năm 2010 phải phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc; rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, các vùng, bảo đảm nhu cầu thiết yếu về điện, nước, nhà ở, điều kiện đi lại, môi trường sinh thái, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào các dân tộc.

 
Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh khác:
Thành đoàn Vinh: Tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (3/6/2023)
Thành đoàn Vinh : Đa dạng hóa các phương thức đối thoại giữa thanh niên với lãnh đạo địa phương (05/11/2022)
TP Vinh: 100% cán bộ Đoàn chuyên trách học tập lý luận chính trị hằng năm (25/10/2022)
Chiếc áo ấm Bài học về sự chăm lo của Bác Hồ (25/10/2022)
Bác Hồ niềm tự hào về Đảng (17/10/2022)
Bác Hồ tự học (10/10/2022)
"Đường Đời Là Một Chiếc Thang Không Có Nấc Chót; Học Tập Là Một Quyển Vở Không Có Trang Cuối Cùng" (03/10/2022)
Bác Hồ làm báo trên đất Pháp (26/09/2022)
Tuyên ngôn độc lập và Nhà nước pháp quyền (19/09/2022)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Quốc hội nêu cao vai trò, trách nhiệm chăm lo công tác xây dựng văn hóa, con người Việt Nam (12/09/2022)
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh (08/09/2022)
Người lãnh đạo và bài học tu dưỡng, tránh cám dỗ (01/09/2022)
Hồ Chí Minh-Nguồn cảm hứng bất tận về cách mạng và văn hóa của nhân loại (23/08/2022)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguồn sức mạnh truyền cảm hứng (15/08/2022)
Thế giới ngợi ca Người – Danh nhân Hồ Chí Minh (08/08/2022)
     
 
Thành đoàn Thành phố Vinh
Địa chỉ: Số 25 – Lê Mao – TP. Vinh – Nghệ An
Điện thoại: 02383.598346
Email: thanhdoanvinh@gmail.com - Website: http://thanhdoanvinh.gov.vn
 
Facebook chat