Văn bản  |  Album ảnh  
VIDEO CLIPS
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0383.844572

Văn phòng - 0383.844572
Hôm nay: 347  - Tất cả: 3,897,006
 
 
SẮT SON NIỀM TIN VỚI ĐẢNG Bản in
 
TƯ TƯỞNG "NGƯỜI TRƯỚC SÚNG SAU" DI SẢN QUÂN SỰ VÔ GIÁ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Tin đăng ngày:30/3/2022 - Xem: 125
 

Khi “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, ngày 22-12-1944, các nước tư bản phát triển như Pháp và Mỹ đã trải qua giai đoạn phát triển văn minh công nghiệp và bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển văn minh thông tin. Quân đội các nước đó đã từng trải qua thế hệ chiến tranh cơ giới hoá, bắt đầu chuyển sang giai đoạn chiến tranh tự động hoá với các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất như máy bay, chiến hạm, xe tăng, trọng pháo và tên lửa, thậm chí đã xuất hiện vũ khí nguyên tử. Thực dân Pháp với sự viện trợ toàn diện của đế quốc Mỹ phát động cuộc chiến tranh thực dân lần thứ hai ở Việt Nam, với một đội quân hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ và đứng ở hàng đầu trong sự phát triển của cuộc cách mạng mới trong quân sự bắt đầu từ giữa thế kỷ XX.

Khi “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, ngày 22-12-1944, các nước tư bản phát triển như Pháp và Mỹ đã trải qua giai đoạn phát triển văn minh công nghiệp và bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển văn minh thông tin. Quân đội các nước đó đã từng trải qua thế hệ chiến tranh cơ giới hoá, bắt đầu chuyển sang giai đoạn chiến tranh tự động hoá với các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất như máy bay, chiến hạm, xe tăng, trọng pháo và tên lửa, thậm chí đã xuất hiện vũ khí nguyên tử. Thực dân Pháp với sự viện trợ toàn diện của đế quốc Mỹ phát động cuộc chiến tranh thực dân lần thứ hai ở Việt Nam, với một đội quân hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ và đứng ở hàng đầu trong sự phát triển của cuộc cách mạng mới trong quân sự bắt đầu từ giữa thế kỷ XX.

Còn Việt Nam chúng ta thì sao? Chưa bao giờ trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, dân tộc ta phải đương đầu với những đối phương vượt xa chúng ta về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, kỹ thuật và công nghệ như trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược, người Việt Nam đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để chống xâm lược. Ngay từ thời Âu Lạc, người Việt đã có hai phát minh lớn nhất về kỹ thuật quân sự là thành Cổ Loa và nỏ Liên Châu - một thứ vũ khí lợi hại thời đó đã từng được thần thoại hoá thành "Nỏ Thần" trong truyền thuyết và sử cổ. Sách sử của Trung Quốc đã từng chép: "Nỏ Liên Châu mỗi loạt bắn giết được ba trăm người. Mỗi phát tên đồng xuyên qua hơn chục người. An Dương Vương dạy được một vạn quân lính, lại có nỏ thần, mỗi phát bắn được mười mũi tên" (1). Từ đó về sau, các nhà nước phong kiến Việt Nam đều chăm lo phát triển các phương tiện chiến tranh trên bộ và trên biển, có trình độ kỹ thuật và công nghệ không thua kém, thậm chí còn vượt xa đối phương. Vì thế, Việt Nam bao giờ cũng đứng cùng đối phương trên nấc thang tiến hoá và phát triển công nghệ quân sự.

Đến thời điểm đầu những năm 1940, sau gần một thế kỷ bị chế độ thực dân bóc lột và bần cùng hoá, Việt Nam bị lạc hậu rất xa về kinh tế - xã hội và công nghệ quân sự. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời với trang bị gậy tầm vông, giáo mác và những vũ khí thô sơ khác. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra một nguyên tắc chiến lược chỉ đạo sáng suốt trong xây dựng quân đội là phải xây dựng “người trước súng sau”(1), yếu tố con người được đặt lên hàng đầu trong xây dựng lực lượng vũ trang. Nguyên tắc chỉ đạo của Bác là sự kết tinh truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam với ba yếu tố của cuộc cách mạng quân sự trên thế giới. Đó là:

Thứ nhất, ưu thế công nghệ chỉ góp phần tạo ra ưu thế quân sự khi nó được kết hợp nhuần nhuyễn với các yếu tố khác như đường lối chiến tranh, tổ chức lực lượng, nghệ thuật quân sự, chiến thuật, điều kiện chiến trường. Chỉ cần xét về phương diện môi trường không thôi cũng thấy rõ ràng, ưu thế về các phương tiện tăng, thiết giáp của Pháp khó có thể phát huy trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đồi núi như ở Đông Dương. Máy bay có trình độ công nghệ vượt xa từ 3 đến 4 thế kỷ so với trình độ công nghệ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng các khí tài bay hồi đó chưa có thiết bị hồng ngoại, dễ bị đối phương vô hiệu hoá bằng màn đêm và ngụy trang, như một nhà thơ Việt Nam đã từng viết "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù".

Thứ hai, ưu thế công nghệ chỉ có thể tạo ra ưu thế quân sự và quyết định cục diện chiến tranh trong phạm vi một chiến dịch hoặc trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng với quy mô hạn chế, nhưng trong một cuộc chiến tranh kéo dài, quy mô lớn gồm nhiều chiến dịch diễn ra trên một lãnh thổ rộng lớn thì không hẳn như vậy. Vì thế, Hồ Chí Minh chủ trương “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”.

Thứ basức mạnh công nghệ quân sự truyền thống của con người Việt Nam tích lũy được qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, được Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế tục và phát huy thành sức mạnh vĩ đại chưa từng thấy trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại mới. Ngày 07-05-1954, khi tiến vào hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát-tơ-ri ở Điện Biên Phủ, bộ đội ta thu được một tài liệu quan trọng của Bộ chỉ huy quân đội Pháp. Đó là bộ sưu tập tra cứu về các loại vũ khí quân giới Việt Nam chế tạo từ năm 1945 đến năm 1954 do Pháp biên soạn được viết bằng tiếng Pháp, dày 64 trang, mô tả chi tiết chín loại súng, đạn, mìn, lựu đạn. Trong "Lời mở đầu" của bộ sưu tập có nhận xét: "Việt Minh đã có"một cố gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật, một quyết tâm rõ rệt, đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi một số lớn vũ khí nhẹ cổ điển, hầu như lúc nào cũng có nhiều sáng chế và đạt tới trình độ hoàn thiện". Có thể nói, đó là một phần sự thú nhận thất bại của thực dân Pháp trong 9 năm đối đầu quyết liệt với nhân dân Việt Nam. Vũ khí tự tạo của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân đã góp phần quan trọng giữ vững chính quyền cách mạng còn non trẻ trong thế bị bao vây cô lập bốn bề và góp phần quan trọng hạn chế các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của thực dân Pháp.

Năm 1964, bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, mặc dù được Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ quân sự, nhưng trình độ vũ khí trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn lạc hậu so với các phương tiện chiến tranh của Mỹ. Ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc "chiến tranh công nghiệp" lớn nhất trong lịch sử. Báo chí nước ngoài đánh giá cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam là \"đỉnh cao của chiến tranh thời đại công nghiệp" nhằm “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá\"(2). Xét về trình độ khoa học và công nghệ, vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn nhất và một đội quân được trang bị hiện đại nhất thế giới tư bản.

Ở Việt Nam, Mỹ sử dụng những vũ khí và phương tiện chiến tranh áp dụng các thành tựu mới nhất của nền khoa học và công nghệ quân sự. Đó là những thành tựu mới của công nghệ điện tử, tin học, vũ trụ, vật liệu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XX. Do đó, phương tiện chiến tranh Mỹ dùng ở Việt Nam có bước nhảy vọt mới về chất lượng toàn diện so với các phương tiện chiến tranh của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương trước kia cũng như so với cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Triều Tiên trong những năm 1950. Ở Việt Nam, Mỹ phát huy đến mức tối đa sức mạnh của vũ khí, kỹ thuật hiện đại trong ba quân chủng, đặc biệt là quân chủng không quân và hải quân với khối lượng vật chất, kỹ thuật, vũ khí, trang bị lớn chưa từng có, đã thí nghiệm những vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất thời đó như vũ khí điều khiển chính xác cao, phương tiện chiến tranh điện tử, máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay chỉ huy và báo động sớm AWACS, vũ khí khí tượng, vũ khí hoá học. Đặc biệt, Mỹ đã soạn thảo 307 đề án chế tạo vũ khí mới và hiện đại hoá vũ khí hiện có trong trang bị của lục quân (vũ khí bộ binh, tăng - thiết giáp, công binh, máy bay lên thẳng), thử nghiệm 200 mẫu thiết bị điện tử, trong đó có thiết bị hồng ngoại, khuếch đại ánh sáng mờ để phát hiện sinh lực và vũ khí trang bị của đối phương, đặc biệt để tiến hành chiến tranh điện tử và phát hiện các hoạt động của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của ta. Thế nhưng, ngày 30-12-1972, sau thất bại trong trận "Điện Biên Phủ trên không", các tướng tá Mỹ phải thú nhận "Bắc Việt Nam có một trong các hệ thống phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử bao gồm máy bay tiêm kích MiG-17, về sau là MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2 và hàng ngàn vũ khí từ súng phòng không 12,7mm đến pháo 100mm. Các kíp lái máy bay chiến đấu Mỹ mỗi lần bay vào miền Bắc Việt Nam có cảm giác như lao vào một bức tường lửa. Bắc Việt Nam phát triển được một lực lượng phòng không giàu kinh nghiệm nhất thế giới, một hệ thống phòng không dày đặc và có hiệu quả không kém hệ thống phòng không của bất kỳ nước nào"(3). Ở miền Nam, cũng xuất phát từ quan điểm "chiến tranh công nghiệp" và coi Việt Cộng ở Nam Việt Nam chỉ là "những nông dân được trang bị vũ khí trang bị lạc hậu", về sau các tướng tá Mỹ phải than thở rằng "thần chết luôn rình rập họ mỗi khi bước xuống ruộng lúa, đụng tay vào từng chiếc gáo dừa, mở một cánh cửa, nhấc một cái áo, gạt một nhánh lá khô trên đường đi". Rút-sen, Chủ tịch Ủy ban quân lực thượng nghị viện Mỹ phải thừa nhận: "Chúng ta (Mỹ) phải đương đầu với đội quân du kích tài tình nhất và chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Bất luận ở đâu, người lính nào cũng nghĩ rằng bước thêm một bước nữa có thể là bước cuối cùng của đời mình"(4).

Một trong những sai lầm của những người vạch kế hoạch chiến tranh ở Pháp và Mỹ là: người Pháp coi thường Việt Minh vì cho rằng họ chỉ là \"những người du kích nông dân\", còn người Mỹ chỉ nhìn thấy Việt Cộng là đội quân được trang bị lạc hậu, ít ỏi. Cả người Pháp và Mỹ đều có chung quan điểm coi ưu thế công nghệ quyết định tất cả. Trong khi đó, giáo sư Sin-go Si-ba-ta, chuyên viên nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại học tổng hợp To-ky-ô nhận xét: \"Ở Việt Nam, không phải vũ khí mà là con người quyết định kết quả chiến đấu. Như thế không có nghĩa là người Việt Nam xem nhẹ vũ khí. Người Việt biết coi trọng vũ khí. Họ đã biết khéo léo đưa vào sử dụng những vũ khí mới như máy bay chiến đấu phản lực, tên lửa, ra đa, súng phòng không v.v. Đó là những vũ khí được viện trợ nhưng việc sử dụng những vũ khí đó do con người Việt Nam đảm nhiệm. Khi đưa các thứ vũ khí này vào sử dụng, trước hết người Việt Nam phải xây dựng hệ thống thuật ngữ chuyên môn kỹ thuật như điện tử, thuỷ khí động học, đạn đạo học, toán học cao cấp bằng ngôn ngữ Việt Nam. Sau đó, họ mới bắt đầu học những vấn đề cơ bản. Họ cương quyết duy trì đường lối tự lực cánh sinh. Họ đã độc lập sử dụng những vũ khí mới nhất. Kết quả cố gắng của họ thấy rõ trong việc bắn rơi máy bay hiện đại nhất, trong đó có máy bay B-52 và F-111. Người Việt Nam quyết tâm tiến hành cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, trong đó yếu tố quan trọng nhất là giáo dục và họ đã đạt được thành tựu phi thường. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam buộc họ phải sử dụng tên lửa, ra-đa v.v. và nghiên cứu toán học, điện tử học. Chương trình giáo dục ở các trường đại học được mở rộng, công tác giáo dục ở các trường sơ cấp, trung cấp được sửa đổi theo hướng hiện đại hơn. Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam là một tổ chức lớn gồm 130.000 thành viên trong khi dân số miền Bắc chỉ có 17 triệu người. Như vậy, rõ ràng tỷ lệ thành viên của Hội trong dân số là rất cao. Trình độ hiểu biết khoa học - kỹ thuật ở Việt Nam cũng cao bằng ở Nhật Bản và các nước tư bản khác"(5). Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc đối đầu với các đội quân xâm lược được trang bị hiện đại nhất thế giới.

Ngày nay, nguyên tắc chỉ đạo chiến lược sáng suốt "người trước súng sau” của Hồ Chí Minh đang được Đảng ta lãnh đạo vận dụng thành công trong thực tiễn sinh động trong điều kiện mới để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhằm sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia./.

 

 
Sắt son niềm tin với Đảng khác:
Thành đoàn Vinh: Tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (3/6/2023)
Thành đoàn Vinh : Đa dạng hóa các phương thức đối thoại giữa thanh niên với lãnh đạo địa phương (05/11/2022)
Thành phố Vinh: Sinh hoạt CLB Lý luận trẻ quý IV/2022 (25/10/2022)
Thành phố Vinh: Sinh hoạt CLB Lý luận trẻ Quý III/2022 (22/08/2022)
Thành phố Vinh: Sinh hoạt CLB Lý luận trẻ quý II/2022 (12/05/2022)
Thành phố Vinh: Sinh hoạt CLB Lý luận trẻ quý I/2022 (29/01/2022)
TP Vinh: 100% cán bộ Đoàn chuyên trách học tập lý luận chính trị hằng năm (25/10/2022)
Chiếc áo ấm Bài học về sự chăm lo của Bác Hồ (25/10/2022)
Bác Hồ niềm tự hào về Đảng (17/10/2022)
Bác Hồ tự học (10/10/2022)
"Đường Đời Là Một Chiếc Thang Không Có Nấc Chót; Học Tập Là Một Quyển Vở Không Có Trang Cuối Cùng" (03/10/2022)
Bác Hồ làm báo trên đất Pháp (26/09/2022)
Tuyên ngôn độc lập và Nhà nước pháp quyền (19/09/2022)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Quốc hội nêu cao vai trò, trách nhiệm chăm lo công tác xây dựng văn hóa, con người Việt Nam (12/09/2022)
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh (08/09/2022)
     
 
Thành đoàn Thành phố Vinh
Địa chỉ: Số 25 – Lê Mao – TP. Vinh – Nghệ An
Điện thoại: 02383.598346
Email: thanhdoanvinh@gmail.com - Website: http://thanhdoanvinh.gov.vn
 
Facebook chat