Văn bản  |  Album ảnh  
VIDEO CLIPS
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0383.844572

Văn phòng - 0383.844572
Hôm nay: 34  - Tất cả: 3,904,489
 
 
SẮT SON NIỀM TIN VỚI ĐẢNG | TUỔI TRẺ VỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Bản in
 
BẢO VỆ ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN DÂN TỘC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tin đăng ngày:16/05/2022 - Xem: 168
 

Ra đi tìm đường cứu nước từ thân phận một người dân mất nước, bị nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang trong mình ngọn lửa yêu nước và ý chí khát khao giành đọc lập cho dân tộc, Người đã từng thốt lên: Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho nhân dân tôi, đó là những gì tôi muốn, đó là những gì tôi hiểu. Cuộc đời hơn 30 năm (1910 - 1941) nơi đất khách quê người đã làm cho Hồ Chí Minh đồng cảm sâu xa với nỗi nhục của người dân bị áp bức, đồng thời cũng cho Người một nhãn quan chính trị ban đầu nhưng cực kỳ chính xác: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1981, t1, tr 212). Nhận thức này làm sơ sở cho sự nhận thức về quyền độc lập và tự quyết dân tộc sau này.

Từ nhận thức và tình cảm đối với những người dân bị bóc lột, bị áp bức và nô dịch, Hồ Chí Minh đặc biệt tâm đắc và tiếp nhận “Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Bởi vì đó là lời giải đáp đúng đắn nhất cho khát vọng giành độc lập, chủ quyền và quyền bình đẳng dân tộc trong trời đại đế quốc chủ nghĩa. Xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đặc mục tiêu độc lập dân tộc là một nguyên tắc căn bản của đường lối chiến lướ, sạc lược của cách mạng Việt Nam. Người luôn luôn kiên định mục tiêu độc lập hoàn tàon và triệt để gắn liền với bảo vệ chủ quyền về nội trị và ngoại giao, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Quan điểm này được Người thể hiện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1946). Vào thời điểm cam go nhất của lịch sử Người chủ trương một mặt sử dụng sách lược “thêm bạn bớt thù”, nhân nhượng những gì có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh lúc đó, nhưng mặt khác lại hết sức kiên quyết đấu tranh đến cùng trước mưu toan trao trả độc lập giả hiệu và âm mưu can thiệp chia cắt đất nước của các loại kẻ thù bên ngoài. Là người cộng sản Mác xít chân chính, Người trung thành và vận dụng sáng tạo “Cương lĩnh dân tộc” của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó đặc biệt chú trọng quyền bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết. Người chỉ đây là quyền cơ bản, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của các dân tộc. Người lên tiếng đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc chống lại sự can thiệp áp đặt từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào. Có thể nói, Hồ Chí Minh là người bạn thân thiết của các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Bởi vậy, Người hiểu hơn ai hết độc lập, chủ quyền của mỗi dân tộc là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ với nhiều hy sinh, mất mát của các dân tộc bị áp bức. Nguyện vọng chính đáng của các dân tộc cần được cộng đồng thứ giới thừa nhận. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử sáng ngày 2/9/1945 Người mở đầu bằng câu nói bất hủ “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ái có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”... “Suy rộng ra câu nói ấy có nghĩa là, tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Một nhà văn hoá nước ngoài đã nhận xét “Cống hiến nổi tiếng của Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của các dân tộc. Như vậy mọi dân tộc đều có quyền tư quyết định lấy vận mệnh của mình” (Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1979, tr 96). Quyền độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc không chỉ dừng lại bằng sự thừa nhận trên lời nói, hoặc bằng lời kêu gọi của các dân tộc. Nhận thức được điều đó Hồ Chủ Tịch kêu gọi các nước phải có điều kiện pháp lý quốc tế bảo đảm cho các quyền đó. Người viết “trong cuộc chiến tranh thế giới các nước đã hy sinh bao tiền của xương máu để giữ gìn quyền dân chủ và quyền tự quyết định của các dân tộc, các nước đã trịnh trọng bảo đảm quyền dân chủ và tự quyết đó trong Hiến chương Đại Tây Dương và Cựu Kim Sơn”.

Độc lập chủ quyền là tài sản vô giá của mỗi dân tộc, để bảo vệ nó không thể không thực hiện bằng hành động đấu tranh chống các thế lực gây chiến, xâm lược. Thế kỷ XX là thế kỷ nhân loại phải chịu đựng nỗi đau của hai cuộc đại chiến thế giới, Hồ Chí Minh là người tận mắt chứng kiến tội ác dã man của chủ nghĩa đế quốc đối với chủ quyền và độc lập của các dân tộc. Người kịch liệt lên án những cuộc chiến tranh đó. Tuy nhiên Người cũng phân biệt rõ cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa. Kẻ gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc chiến tranh, quan điểm này hoàn toàn phù hợp với lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đến nay. Kết luận đó cũng thống nhất với luận điểm của Lênin rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, nó bộc lộ bản chất thối nát, phản động, hiếu chiến và xâm lược các dân tộc nhỏ yếu khác. Và tất nhiên muốn bảo vệ hoà bình, giữ vững chủ quyền độc lập của các dân tộc thì không còn con đường nào khác là: “Phải ra sức chống chủ nghĩa đế quốc” (Hồ Chí Minh, sđd tr 457). Điều đặc biệt là chính trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa đế quốc bảo vệ nền hoà bình thế giới Hồ Chí Minh thấy được sức mạnh to lớn và vĩ đại của ý thưc độc lập chủ quyền của các dân tộc. Người cho rằng lực lượng nhân dân tiến bộ trên thế giới, các Đảng Cộng sản và công nhân cần đoàn kết lại và làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh vì hoà bình. Hoà bình, độc lập, chủ quyền nằm trong tay các dân tộc. Các lực lượng dân tộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, giành độc lập dân tộc của mình, đồng thời phải có trách nhiệm ủng hộ cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của các dân tộc khác, Người nói “giúp bạn tức là giúp mình”. Đấu tranh bảo vệ hoà bình gắn với giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia thể hiện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nền hoà bình thế giới, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân các nước, là một xu thế chủ đạo trong đời sống chính trị thế giới hiện nay. Hoà bình và độc lập chủ quyền dân tộc là hai mục tiêu không thể tách rời nhau. Đạt được nền hoà bình chân chính “hoà bình thực sự, hoà bình trong độc lập tự do chứ không phải là thứ hoà bình giả hiệu” (Hồ Chí Minh về nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1967, tr 57). Đó là mục tiêu cao cả của các dân tộc đang hướng đến trong thời đại ngày nay.

Lên án chiến tranh, Hồ Chí Minh có quan điểm rõ ràng và dứt khoát về cuộc chiến tranh xâm lược với cuộc chiến tranh chính nghĩa của các dân tộc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Khi chiến tranh thế giới lần thứ II 1939 nổ ra, Người coi đây là cơ hội tốt để các dân tộc đứng lên giành độc lập, biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Người nói: “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” hay câu nói bất hủ trở thành chân lý của dân tộc bị áp bức “Không có gì quý hơn độc lập tự do” không chỉ là một khẩu hiệu chiến đấu mà là tiếng gọi thiêng liêng thôi thúc dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới chiến đấu vì một thế giới hoà bình, ổn định và phát triển.

Ngày nay khi nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của phát triển, nhưng tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh còn ý nghĩa thời sự nóng bỏng. Nguyện vọng chung của các dân tộc là được sống hoà bình, độc lập dân tộc. Chủ quyền an ninh và sự ổn định của quốc gia được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu và cần được tôn trọng, song còn đó những thế lực mưu toan chà đạp lên nguyện vọng chính đáng đó của các dân tộc. Chủ nghĩa “cường quyền” mới dựa trên sự áp đặt “giá trị” và “sự răn đe” bằng quân sự và bao vây cấm vận kinh tế trở thành một thứ công cụ nguy hiểm do các thế lực hiếu chiến, đế quốc đe doạ sự bình yên, hạnh phúc của các dân tộc. Điều nguy hiểm hơn là chủ nghĩa cường quyền, thái độ bạo ngược của các thế lực gây chiến được che dấu bằng nhiều chiêu bài, nhiều học thuyết như “nhân quyền cao hơn chủ nghĩa”, “cuộc chiến chống khổng bố”... Vì vậy nhân loại cần vạch trần bản chất xâm lược áp bức của chủ nghĩa đế quốc, cần sớm loại bỏ “mầm ác” đang gây tai hoạ cho các dân tộc. Đó là đòi hỏi bức thiết trong đời sống chính trị thế giới hiện nay. Điều quan trọng nhất là các dân tộc phải đề cao cảnh giác, đề cao ý thức tự chủ, khẳng định quyền tự quyết dân tộc, đồng thời đoàn kết chặt chẽ cùng chung mặt trận đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ hoà bình. Trong bối cảnh ấy, tư tưởng bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị thời đại to lớn.

 
Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh khác:
Thành đoàn Vinh: Tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (3/6/2023)
Thành đoàn Vinh : Đa dạng hóa các phương thức đối thoại giữa thanh niên với lãnh đạo địa phương (05/11/2022)
TP Vinh: 100% cán bộ Đoàn chuyên trách học tập lý luận chính trị hằng năm (25/10/2022)
Chiếc áo ấm Bài học về sự chăm lo của Bác Hồ (25/10/2022)
Bác Hồ niềm tự hào về Đảng (17/10/2022)
Bác Hồ tự học (10/10/2022)
"Đường Đời Là Một Chiếc Thang Không Có Nấc Chót; Học Tập Là Một Quyển Vở Không Có Trang Cuối Cùng" (03/10/2022)
Bác Hồ làm báo trên đất Pháp (26/09/2022)
Tuyên ngôn độc lập và Nhà nước pháp quyền (19/09/2022)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Quốc hội nêu cao vai trò, trách nhiệm chăm lo công tác xây dựng văn hóa, con người Việt Nam (12/09/2022)
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh (08/09/2022)
Người lãnh đạo và bài học tu dưỡng, tránh cám dỗ (01/09/2022)
Hồ Chí Minh-Nguồn cảm hứng bất tận về cách mạng và văn hóa của nhân loại (23/08/2022)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguồn sức mạnh truyền cảm hứng (15/08/2022)
Thế giới ngợi ca Người – Danh nhân Hồ Chí Minh (08/08/2022)
     
 
Thành đoàn Thành phố Vinh
Địa chỉ: Số 25 – Lê Mao – TP. Vinh – Nghệ An
Điện thoại: 02383.598346
Email: thanhdoanvinh@gmail.com - Website: http://thanhdoanvinh.gov.vn
 
Facebook chat