Trước khi trở thành lãnh tụ của Đảng ta, nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là một nhà báo cách mạng. Quan điểm nhất quán về báo chí của Người là phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước. “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và viết như thế nào?” - những tư tưởng, những bài học về làm báo và nghề báo của Người vẫn còn nguyên tính thời sự đối với người làm báo hiện nay.
Con đường tự học, tinh thần học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại bài học lịch sử mà còn là niềm cảm hứng cho bao thế hệ, ngay cả đến hôm nay.
Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Người luôn dành trọn tình yêu thương cho quê hương, đất nước, Bác luôn quên mình vì dân tộc, luôn nghỉ cho đồng bào. Với Bác, đức tính tiết kiệm thời gian là rất quý báu, ở Người, luôn quý trọng và sử dụng có hiệu quả thời gian bằng cách sắp xếp kế hoạch cụ thể, chi tiết và tác phong hiện đại để sao không lãng phí thời gian một cách vô ích, Người luôn cần mẫn tận dụng thời gian làm việc. Tiết kiệm thời gian của Bác không chỉ là tiết kiệm cho mình mà còn không để lãng phí thời gian cho mọi người. Câu chuyện “Thời gian quý báu lắm” là một trong những cách thể hiện đó.
Đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chủ quyền của dân tộc là một bộ phận cốt lõi, xuyên xuốt trong toàn bộ cuộc đời sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng cuộc đời đấu tranh gian khổ, bền bỉ trải qua biết bao năm dài bôn ba ở nước ngoài cũng như quá trình tổ chức cách mạng ở trong nước, Người đã thể hiện một tấm gương chiến đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp đấu tranh giành và giữ độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác. Vì thế Người đã để lại cho chúng ta một di sản to lớn và phong phú về tư tưởng giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc trong thời đại ngày nay.
Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc từ lâu đã được đặt ra trong xã hội loài người và hiện nay vẫn đang là một vấn đề phức tạp trên thế giới. Do vậy việc nhận thức vấn đề dân tộc và xây dựng chính sách dân tộc đúng đắn, nhằm giải quyết một cách tốt nhất các mối quan hệ dân tộc là một nhiệm vụ mang tính chiến lược của các quốc gia trên thế giới.
V.L. Lênin đã đánh giá: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác.”(1)... “nó kết hợp tính chất khoa học chặc chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã hội) với tinh thần cách mạng...”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Lênin... là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”(3). Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cùng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa, cũng như người không có trí khôn, tầu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất... cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(4).
Để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, vượt qua những khó khăn thách thức của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc xâm lược, nhằm mục tiêu: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được ý nghĩa to lớn của Thi đua ái quốc. Ngày 11-6-1948, giữa lúc cuộc kháng chiến vào giai đoạn quyết liệt, Người đã ra lời kêu gọi và chính thức phát động cuộc vận động Thi đua ái quốc.
Năm 2022, Ban Thường vụ Thành đoàn đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn tổ chức triển khai việc học tập 04 bài lý luận chính trị mới cho toàn bộ đoàn viên mới kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Có lẽ, trong thế kỷ XX, không một quốc gia nào đang ở trình độ công nghệ của thời đại văn minh nông nghiệp, với một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu có hơn 90% dân số mù chữ, trong một thời gian ngắn kỷ lục lại xây dựng được một quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại như Việt Nam, đủ sức cùng toàn dân tộc chiến thắng các đội quân xâm lược được đang bị vũ khí hiện đại nhất trong một cuộc chiến kéo dài tới 30 năm.
Cách đây 50 năm (ngày 25/9/1958), Bác Hồ lên thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Bái. Người đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đoàn kết các dân tộc.